Xảo trá các sản phẩm chức năng giả trên thị trường

1031

Với những mắt xích trong hệ thống sản xuất, phân phối những sản phẩm chức năng này gồm nhiều mánh khóe khác nhau dẫn đến hành vi gian xảo.

Không chỉ là những trò dối trá trên mạng để hù dọa, “bóp nặn” bệnh nhân, những mắt xích trong hệ thống sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng (TPCN) cho Cty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược cũng chứa đựng đầy rẫy bất thường.

sản phẩm chức năng
sản phẩm chức năng

Mỗi loại thực phẩm chức năng mà công ty này bán ra đều có trang web riêng để quảng bá và hàng chục các fanpage facebook để tìm kiếm khách hàng. Vậy nhưng, phần lớn những trang này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó bị xóa bỏ để thay thế bằng những địa chỉ mới. Ngay cả trang chủ của Đông Nam Dược là dndgroup.vn hiện cũng đang “chết lâm sàng”, không vào được.

Không chỉ đội ngũ nhân viên bán hàng qua điện thoại (telesales) thường xuyên múa mép mạo nhận là bác sĩ này, dược sĩ nọ để bán hàng mà nhiều hình ảnh, clip quảng cáo đăng tải trên web, facebook của Đông Nam Dược cũng được cắt ghép, chỉnh sửa rất tùy tiện. Cùng 1 nhân vật nam, bên dưới là tên, tuổi, địa chỉ cụ thể, vừa ở web này kêu bị trĩ nặng, nhưng do dùng Tán Trĩ An nên bệnh tình thuyên giảm; nhưng ở web khác, vẫn gương mặt ấy kèm tên tuổi khác, tươi roi rói khoe mình uống “thần dược” Vương Khớp An mới 1 tháng mà thấy hợp, khỏe ra nhiều…

Ngoài ra công ty này còn có những bài quảng cáo dối trá trên mạng, lấy hình ảnh của người khác để làm hình ảnh của chính mình hay thậm chí còn đăng ký số điện thoại của người khác. Dù sản phẩm đó được công bố là thuốc, TPCN hay mỹ phẩm, thì các bài quảng cáo cũng đều có chung mô-tuýp, gọi tên là “đông y gia truyền” hay “bài thuốc gia truyền”, thổi phồng công dụng lên như “thần dược”, cứ sử dụng ắt khỏi bệnh. Hầu hết các sản phẩm dạng này đều được đẩy mạnh qua kênh bán hàng online. Bệnh nhân chỉ cần để lại số điện thoại. Một lát sau, các “bác sĩ”, “dược sĩ” sẽ gọi điện để vấn bệnh và kê đơn thuốc.

Không chỉ quảng cáo ồ ạt trên web và facebook, nhiều cơ sở kinh doanh TPCN online còn sử dụng cả Zalo hoặc kênh uy tín khác để tăng tương tác. Trên phần mềm đọc báo, từ khoảng 1 năm trở lại đây, liên tục xuất hiện các quảng cáo “thần dược” được chèn vào vị trí nổi bật giữa các mục tin tức, rất dễ gây hiểu lầm là 1 bài báo chính thống. Trong đó, nhiều tựa bài kêu như chuông khiến cho nhiều người tin và mua những thứ thuốc này về dùng.

Theo tin phóng sự công ty này đã được xử lý nghiêm minh trong vụ việc lừa đảo này và người dân cũng sẽ cẩn trọng hơn trong việc này.