Hàng trăm tấn thủy hải sản chết bất thường, người dân trắng tay

791

Thủy hải sản chết rất nhiều quanh khu vực sông chủ yếu là cá và sò. Nguyên nhân tại sao chúng lại chết thì cũng chưa được làm rõ, cần phải xét nghiệm để tìm hiểu vấn đề cụ thể hơn.

Theo những tin tức mà bản tin thời sự đưa tin, vào khoảng 15 giờ ngày 31/3, trên đoạn sông Hồng từ cầu Kim Thành đến cầu Cốc Lếu, thuộc thành phố Lào Cai có hiện tượng các chết nổi hàng loạt.

Nhiều người dân ở thành phố Lào Cai và vùng lân cận đã lội xuống sông vớt được rất nhiều cá chết, cá biệt có con cá chiên nặng tới 3-4 kg, cá chép, trôi nặng hơn 1-2kg.

Đáng chú ý, không chỉ loài cá ăn nổi mà các loài cá da trơn từ nhỏ đến lớn vốn sống sát tầng đáy cũng bị chết hàng loạt.

thủy hải sản chết bất thường
thủy hải sản chết bất thường

Không chỉ có cá chết bất thường ngay cả hàng tấn ngao ở tỉnh Thanh Hóa cũng chết hàng loạt, khiến người dân mất trắng tay.

Gần 10 ngày qua, tại khu vực bãi ngao của người dân xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc) và xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) nằm ven cửa biển Lạch Trường, đột nhiên ngao thịt, ngao giống chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Nhiều gia đình phải cầm cố tài sản nhà cửa, vay vốn ngân hàng để đầu tư ngao giống, hiện đứng trước nguy cơ phá sản, trắng tay. Thiệt hại toàn xã ước tính lên tới hàng trăm tỉ đồng. Nhiều hộ mất trắng bãi ngao, thiệt hại hàng tỉ đồng không có cách cứu vãn.

Nhiều năm qua, người dân nuôi ngao Hải Lộc từng khốn đốn vì ngao nuôi liên tục chết hàng loạt. Có năm thì do tảo độc, do bùn lũ do mưa bão phủ quá dày, có năm lại do doanh nghiệp lén đổ chất thải độc hại ra biển…Nhưng lần này, thiệt hại được xem là lớn nhất.

Tại bãi ngao xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa), lượng ngao chết còn nặng nề hơn; có hộ đã chết hoàn toàn bãi ngao.

Tại xã Hải Lộc, với 171 hộ nuôi ngao với tổng diện tích 170ha, nhiều hộ dân đã chết 100% lượng ngao, phần lớn các hộ bị chết ngao rơi vào 60% – 70%.

Lý do ngao chết là do mật độ quá dày, không gian sinh sống bị hạn chế và phải cạnh tranh nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe; khi môi trường không thuận lợi (thời điểm chuyển mùa) dẫn đến tình trạng ngao chết gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong vùng nuôi ngao và lây lan khiến ngao khỏe bị chết theo.

Theo goccuocsong, một phần cũng là do ô nhiễm nguồn nước thải ra nên thủy hải sản chết khá nhiều. một phần cũng là do mật độ quá dày, lượng thủy hải sản không có đủ không khí để hít thở nên dẫn đến việc ngạt khí mà chết. Do đó, dẫn đến việc chết quá nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.