Kỳ bí suối nước cá trong vắt ở giữa rừng Sơn La

963

Dưới dòng nước trong vắt nhìn rõ dưới mặt suối, có những con cá to đang bơi theo từng đàn về. Suối nước cá nơi đây được bà con đồng lòng gìn giữ.

Đến với huyện Vân Hồ (Sơn La), đi tận sâu vào phía rừng già chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng giữa lòng suối Chiềng Yên hiện ra với  nước suối trong vắt, tung bọt trắng xóa của thác Tát Nàng.

Bản tin phóng sự được ghi lại khi đã có dịp đặt chân đến con suối này. Dọc con suối Chiềng Yên là những tấm biển “cấm bắt cá” do những người dân ở đây dựng lên. Họ muốn gìn giữ nuôi dưỡng những thứ thuộc về riêng họ, thuộc về riêng nơi mà họ đang sinh sống. Dòng suối nước trong vắt chảy ào ào mà lại chẳng nhìn thấy con cá nào.

suối nước cá
Suối cá

Khi dò hỏi người dân nơi đây họ nói những con cá đó là suối cá bản Bướt, suối đó nằm ở giữa rừng già nhưng nhiều cá lắm.

Xuống bản Bướt chỉ thấy vài chục nóc nhà nằm thọt lỏm giữa một thung lũng, với những dãy núi đá răng cưa nhấp nhô, rừng già ngút ngát. Chẳng phải bản làng xa xôi, hiểm trở bậc nhất nước Việt, nhưng bản Bướt vẫn chưa có điện thì thật lạ lùng.

Bản Bướt là một trong những bản ở Vân Hồ chưa có điện. Bao đời nay, bà con người Thái nơi đây gắn với rừng với nương ngô, ruộng lúa. Đứng từ trên núi cao nhìn xuống bản Bướt được bao quanh bởi con suối trong mát. Từ lâu bà con người Thái đã đề ra quy ước, không ai được bắt cá ở dòng suối cạnh bản.

Nhờ vậy mà đến giờ, dòng suối trong lành này có rất nhiều các loài cá. Trong đó có loài cá thần với 3 màu sặc sỡ xanh, đen và vàng. Bà con người Thái gọi là pa mí hay còn còn gọi là cá mau. Có con cá đạt trọng lượng 4-5kg. Ngoài ra còn có rất nhiều loài cá suối với đủ các màu sặc sỡ.

Theo lời người dân ở đây chia sẻ với goccuocsong, giống cá này rất khôn, chúng không xuống dòng nước mà cứ ở lại đây. Mùa đông thì chúng trong hang đá, nhưng khi nghe tiếng động có người đến là chúng nối đuôi nhau ra từ đàn. Ở đây, bà con hay cho cá ăn cám và ngô, thậm chí còn có cả bánh mỳ hay mỳ tôm nữa. Đám cá này thích ăn nhất là mỳ tôm và bánh mỳ, khách du lịch đến mà vất xuống là chúng kéo nhau ra từng đàn để ăn.

Nhiều nhất là đàn cá suối bằng ngón tay, cổ tay, rồi đến những con cá có dải ánh đỏ, bằng bàn tay người lớn đớp mồi ủng oảng. Loài cá có dải ánh đỏ ở gần sống lưng, chính là cá bỗng theo cách gọi của người Hà Giang, còn cư dân miền tây Thanh Hóa gọi là cá dốc. Chúng chính là loài cá thần ở suối cá Cẩm Lương.

Bà con người Thái đã ra hương ước, nếu ai bắt cá mà bị phát hiện, người dân cứ việc vào nhà lấy 1,5 tạ thóc mang về làm thức ăn cho cá. Lần thứ hai phát hiện sẽ tăng lên 2 tạ thóc. Từ khi có quy định này, chưa người nào vi phạm cả vì người dân cũng rất mong muốn bảo tồn suối cá này.

Xem thêm: 3 cách gấp hộp giấy Origami đẹp và độc đáo