Những đối tượng đã lợi dụng nỗi khát khao có con của người bị hiếm muộn ra để kinh doanh. Đường dây tổ chức mang thai hộ bị công an phát hiện.
Mang thai hộ có ý nghĩa rất lớn đối với những cặp vợ chồng có nhu cầu có con một cách chính đáng mà khả năng của họ không thể mang thai được. Ví dụ người vợ vì lý do bệnh tật phải cắt bỏ tử cung hoặc vì bệnh lý mà không được phép mang thai, nhưng 2 buồng trứng vẫn bình thường, người chồng có tinh trùng khỏe. Hoặc người vợ có tử cung bình thường nhưng sức khỏe không cho phép để mang thai, ở nước ta gặp nhiều nhất là bệnh tim. Những trường hợp này, hai vợ chồng chỉ có thể có con bằng di truyền của chính họ thông qua kỹ thuật mang thai hộ.
Mới đây, 5 đối tượng trong đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia đã bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam để tiến hành điều tra. Từ đây, thủ đoạn và những chiêu thức để thu hút những phụ nữ cần tiền vào đường dây mang thai hộ trái pháp luật được bộc lộ.
Theo bản tin thời sự, mỗi người mang thai hộ, sau khi sinh con xong được hưởng từ 300 triệu đến 340 triệu đồng. Hai phụ nữ Việt Nam đứng ra tổ chức cấu kết với đối tượng người Trung Quốc thành lập đường dây mang thai hộ xuyên biên giới. Chúng đưa phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc cấy phôi, khi thành công lại đưa trở về Việt Nam chăm sóc chờ ngày sinh.
Lập một trang Facebook tên là “Hiến trứng và mang thai hộ” với lời quảng cáo cần người mang thai hộ với giá 280 triệu đồng, đối tượng Mai Anh trong đường dây này đã thu hút được 6 phụ nữ đồng ý tham gia.
Quy trình cho một lần thực hiện mang thai hộ sẽ là: Thỏa thuận giá cả, sau đó đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Nếu đủ điều kiện sẽ đưa sang Campuchia để cấy phôi. Sau đó về Việt Nam để dưỡng thai và gần sinh sẽ được đưa sang Trung Quốc.
Ngay sau khi bị bắt, Facebook của đối tượng Mai Anh đã đóng. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có rất nhiều trang công khai thông báo tìm người mang thai hộ với giá cả từng công đoạn rõ ràng.
Theo Công an TP.HCM, thực tế trên là vấn đề cần xem xét vì những nguy cơ tồn tại về nguy cơ tội phạm vì mang thai hộ xuyên quốc gia phạm pháp. Theo goccuocsong, tình trạng mượn mạng xã hội để giao dịch, quảng cáo dịch vụ mang thai hộ đến nay chưa có con số thống kê chính thức bao nhiêu phụ nữ đã tham gia nhưng 200 – 300 triệu đồng là một số tiền không nhỏ và sức hấp dẫn của nó đang hình thành nên một thị trường mang thai hộ bất hợp pháp.