Bí quyết mang giày cao gót không bị đau chân cho phái đẹp

880

Giày cao gót vốn dĩ là một món phụ kiện không thể thiếu được với phái đẹp. Nhưng làm sao để mang giày cao gót không bị đau chân thì không phải ai cũng biết.

Vẻ đẹp thanh lịch và tôn dáng của những đôi giày cao gót khiến chúng trở nên không thể thay thế đối với phái đẹp.  Những đôi giày cao gót sexy là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái đẹp. Nó giúp tôn lên những đường cong nữ tính, khiến cho thân hình người phụ nữ càng trở nên nóng bỏng và khêu gợi hơn bao giờ hết. Chúng giúp cho thân hình của bạn thêm phần cao ráo, đôi chân thon gọn và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn nhiều. Bạn nên chọn giày theo tính chất công việc thì tốt hơn.

Giày cao gót là thứ không thể thiếu đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đi giày cao gót, nhất là đôi giày mới sẽ khiến đôi bàn chân của bạn bị đau nhức khó chịu. Hãy sử dụng mẹo nhỏ dưới đây để tránh đôi chân bị đau khi mang giày.

Nhưng mang giày gót quá cao lâu ngày và liên tục sẽ có hại cho cột sống và đôi chân. Các stylist, chuyên gia thời trang đã tìm ra những mẹo mang giày cao gót không đau chân và ít có hại nhất mà nữ giới.

Bí quyết mang giày cao gót không bị đau chân

Chọn giày chuẩn với kích thước chân

Một trong những sai lầm lớn nhất của phụ nữ là việc chọn giày không đúng kích thước bàn chân. Kích thước chân của bạn có thể thay đổi hàng năm, khi trọng lượng cơ thể tăng giảm và đặc biệt là khi có con. Khi mua giày, tốt nhất bạn nên đo chiều rộng và chiều dài của bàn chân để có được size chuẩn. Cũng có nhiều người quan niệm rằng “giày thừa, dép thiếu”, tức là họ luôn chọn giày rộng hơn chân của mình một chút. Điều này dẫn đến việc di chuyển khó khăn hơn, chưa kể đôi giày có thể rớt ra ngoài khi đang di chuyển, qua một thời gian sử dụng chúng sẽ ngày càng rộng hơn so với chân của bạn.

Đo chính xác kích thước đôi chân của bạn. Bạn cho rằng điều này thật thừa thãi vì bạn biết rất rõ giày của mình? Nhưng sự thật là chỉ cần một đôi giày lớn hoặc nhỏ hơn ½ đơn vị cũng đủ khiến bạn cảm thấy thật mệt mỏi và đau đớn.

giày cao gót
cách đi giày cao gót không bị đau chân

Băng kín hai ngón chân út và áp út với nhau

Phụ nữ có thể sử dụng băng dán cá nhân màu da để dán hai ngón út và áp út với nhau, nhằm giảm áp lực lên phần xương nhô ngón út khi mang giày cao gót. Với bí quyết đơn giản này, nữ giới có thể tự tin mang giày cao gót cả ngày mà không đau đớn.

Khoảng hở giữa hai ngón chân nhỏ nhất này chính là nguyên nhân gây cảm giác đau. Băng dán giúp giảm tối thiểu khoảng hở và cố định phần xương, giảm áp lực lên ngón chân. Phái đẹp có thể tự tin dạo chơi hoặc hẹn hò cả buổi tối mà vẫn thoải mái.

Chú ý đến bề rộng

Chú ý đến bề rộng của bàn chân khi lựa chọn giày cao gót. Chắc hẳn, ai trong số chúng ta cũng từ một lần đeo phải đôi giày có bề rộng không được rộng, khiến các ngón chân bị chèn gây đau và sưng tấy. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày cao gót vừa đủ rộng để mang đến cho bạn cảm giác thoải mái.

Chọn một đôi giày vừa vặn và ôm chân

Theo goccuocsong, phái đẹp nên chọn giày cao gót có đế dày, đặc biệt làm bằng da hoặc cao su. Chọn một đôi giày cũng như chọn cho chính mình người bạn đồng hành suốt cả ngày hoạt động và làm việc.

Không nên mang những đôi giày quá rộng vì bạn sẽ phải gồng cả bàn chân để giữ cho giày không bị rớt gót. Bạn cũng có thể mang một đôi tất dày và dùng máy sấy tóc để làm dãn bớt giày của mình nếu cảm thấy quá khít và bí, đặc biệt là với những đôi giày cao gót làm bằng da.

Bàn chân của chúng ta có khuynh hướng sưng phù lên sau một thời gian đi giày cao gót, nhất là khi giày quá chật. Đối với giày cao gót, phái đẹp nên chọn đúng kích cỡ hoặc nhỏ hơn kích thước chân một chút. Riêng đối với sandals cao gót, sự vừa vặn ôm khít lấy đôi bàn chân là tốt hơn cả.

Miếng lót chèn gel

Trong trường hợp bạn phải di chuyển nhiều, bạn nên nhờ đến miếng lót. Việc này sẽ làm giảm đáng kể cảm giác đau của bạn khi phải di chuyển nhiều trên đôi giày cao gót. Hãy lựa chọn và thử những miếng lót khác nhau để tìm được loại mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất.

Với đôi giày đúng phong cách mới mua, cho dù vừa chân đi nữa, bạn cũng không nên mang nó trong liền tám tiếng. Chỉ nên đi thử mỗi ngày 1-2 tiếng thăm dò. Bạn nên mang theo vài miếng urgo để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh bị phồng rộp, chai chân.

Bạn thường bị giày ép vào phía gáy chân và da bị bong, hãy làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được.