Luật an ninh mạng quy định như thế nào về việc bày tỏ ý kiến cá nhân?

945

Việc bày tỏ ý kiến cá nhân không vi phạm pháp luật là một hoạt động bình thường nhưng xúc phạm nhân phẩm, tôn giáo, dân tộc, quyền trẻ em… thì bị cấm.

Ngay sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua với số phiếu đạt tỉ lệ 86,86%, ngày 13-6, theo như goccuosong.net trao đổi với Trung tướng Hoàng Phước Thuận như sau.

Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, phạm vi điều chỉnh của luật nói rất rõ, an ninh mạng là đảm bảo các hoạt động sử dụng không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật an ninh mạng
Trung tướng Hoàng Phước Thuận

Mặc dù đã có Bộ luật Hình sự nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn được các hành vi như cướp của, giết người… Tuy nhiên, mỗi bộ luật có phạm vi điều chỉnh để người dân hiểu thế nào là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu vướng vào đó phải xử lý theo quy định. Luật An ninh mạng cũng nêu ra hành vi bị cấm, phạm vi điều chỉnh để mọi người biết các hoạt động nào được nhà nước bảo hộ và những hoạt động nào bị cấm, điều chỉnh để người dân và người sử dụng mạng không mắc vào. Nếu mắc vào sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời gian vừa qua, nhiều thế lực chống đối, một số người chưa đọc kỹ, chưa hiểu hết cho rằng có Luật An ninh mạng chắc chắn cơ quan an ninh có thể giám sát tất cả tài khoản của người sử dụng trên không gian mạng.

Tuy nhiên, theo quy định của luật, cơ quan chuyên trách về an ninh mạng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chỉ giám sát đối với hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng không gian mạng. Nếu cơ quan chuyên trách về an ninh mạng lạm dụng nghiệp vụ an ninh mạng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật. Như vậy, chắc chắn không thể có chuyện lạm quyền ở đây.

Luật được xây dựng với sự tham gia của các bộ, ngành và không thể thiếu các tập đoàn viễn thông, internet. Luật An ninh mạng không tạo ra rào cản, giấy phép con cho doanh nghiệp. Theo Luật An toàn thông tin mạng, Bộ Thông tin truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép cho các đơn vị hoạt động an toàn thông tin mạng.

Việc bày tỏ ý kiến cá nhân không vi phạm pháp luật là một hoạt động bình thường nhưng xúc phạm nhân phẩm, tôn giáo, dân tộc, quyền trẻ em… thì bị cấm. Luật cũng dành hẳn một điều về bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng. Đây là một sự tiến bộ của luật pháp nước ta.

Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực từ 1-1-2019.