Chuyện ăn thịt nàng tiên cá dưới biển ở Phú Quốc

1219

Khi có lời đồn rằng các bộ phận trên cơ thể nàng tiên cá đều là thần dược, chữa được bách bệnh, nên nhiều người đã lùng mua các bộ phận này rất dữ.

Theo tin phóng sự, Cá cúi, hay đu-gông, bò biển, cá nàng tiên (tên khoa học là Dugong dugon) là một động vật ở vùng cận duyên hải biển nhiệt đới. Loài này phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận duyên nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, bao trùm 37 quốc gia. Vĩ tuyến 26 bắc và nam thường được coi là giới hạn của cá cúi. Eo biển Torres ở Úc châu là địa bàn tập trung của hơn 10.000 con cá cúi sinh sống.

Cá cúi được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (khoảng 30 con) và Phú Quốc. Từ cuối thập niên 1990 vì môi trường bị ô nhiễm nhóm cá cúi ở Côn Đảo bị đe dọa và số cá cúi đã giảm. Sang đầu thập niên 2000 vùng Côn Đảo còn khoảng 10 con và Phú Quốc còn dưới 100 con. Mãi đến năm 2002 nhà chức trách tỉnh Kiên Giang mới thi hành lệnh cấm săn bắt cá cúi.

Ăn thịt nàng tiên cá dưới biển
Ăn thịt nàng tiên cá dưới biển

Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon. Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. Ngoài ra cặp nanh của cá cúi với cấu trúc giống ngàvoi nên cũng gây ra thị trường buôn nanh khiến chúng bị săn bắt.

Bò biển là một trong số những loài động vật biển hiếm hoi có vú và biết cho con bú giống như người nên thường được dân biển gọi là “nàng tiên cá”. Còn các nhà khoa học gọi bò biển là con Dugong. Dugong trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “người con gái đẹp”. Bò biển có thời gian mang thai lên đến 13 tháng 10 ngày, mỗi lần hạ sinh một con. Con 18 tháng mới ngừng bú. Bò biển trưởng thành có thể dài tới 3 mét và nặng khoảng 600 – 700kg.

Chúng có đặc tính thường bơi trong tầng nước sâu 2 – 10 mét, nhưng không thể lặn lâu trong nước, mà cứ 1 – 2 phút lại ngoi lên vài giây để thở và phát ra âm thanh nghe giống như tiếng hú. Ngư dân đi biển nói những ai may mắn nghe được tiếng hú của bò biển thì y như rằng chuyến đi đầy tôm cá. Hiện bò biển được xếp vào loài cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng.

Ở Việt Nam, vùng biển ở Côn Đảo và vùng biển Hàm Ninh (Phú Quốc, Kiên Giang) đều có thảm cỏ biển. Hai nơi này giống như “mái nhà chung” để bò biển lui tới sinh sống, tồn tại hàng mấy trăm năm qua. Theo một tài liệu được Khu Bảo tồn thiên nhiên biển Phú Quốc dẫn nguồn từ kết quả điều tra của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Việt Nam còn khoảng 100 con bò biển.

Trong đó, vùng biển Côn Đảo có khoảng 10 con, còn lại là ở vùng biển Phú Quốc. Ngoài Việt Nam, bò biển có mặt ở một số quốc gia như Úc, Philippines, Campuchia… số lượng khoảng 100.000 con. Cuối năm 2015, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới đã phối hợp với Khu bảo tồn biển Phú Quốc tổ chức ngày hội bảo vệ bò biển nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ loài động vật biển quý hiếm này.

Năm 2007, tỉnh Kiên Giang thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quốc có diện tích mặt nước được xác lập vào khoảng 26.863ha, bao gồm 2 vùng nằm ở phía Nam đảo và Bắc đảo kéo dài từ xã Hàm Ninh đến xã Bãi Thơm. Nơi đây có thảm cỏ biển rộng lớn, khoảng 10.600ha, được ghi nhận có đàn bò biển sinh sống.

Thảm cỏ biển ở đây có mật độ khá dày, ngày trước đã từng bị các ghe giã cào hủy hoại trong quá trình khai thác thủy sản. Nơi đây cũng được cho là hướng di chuyển qua lại của đàn bò biển từ Phú Quốc sang vùng biển giáp với Campuchia – quốc gia bảo tồn loài động vật biển này nghiêm ngặt hơn cả Việt Nam.

Theo goccuocsong, trước khi có lệnh nghiêm cấm đánh bắt bò biển, thịt của chúng có giá chừng 200.000 – 400.000 đồng/kg. Mấy năm gần đây, lệnh cấm được ban hành, giá trị thương phẩm của chúng được đẩy lên quá mức, dao động từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng/kg thịt nhưng không phải thèm ăn là có mà phải đặt hàng.

Nhiều thông tin còn cho rằng, tất cả các bộ phận trên cơ thể bò biển đều là thuốc và tôn lên hàng thần dược, có khả năng trị tà cho trẻ con nên được nhiều người lùng mua rất dữ. Cặp nanh của bò biển có cấu trúc giống như ngà voi nên cũng gây ra nhiều sóng gió trên thị trường. Cặp nanh của con bò biển trưởng thành có giá lên đến cả trăm triệu đồng.

Còn xương của chúng được dân gian lưu truyền dùng điều trị viêm xoang mãn tính, trị nhức răng, xưng hàm, trị hạ sốt cho trẻ con… rất công hiệu. Nhưng theo người viết tất cả chỉ là những lời đồn đoán mang tính trục lợi của các con buôn, vì cho đến giờ chưa có y văn nào khẳng định dược tính của nó.